Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Kế hoạch Cấp nước an toàn, giai đoạn 2014 – 2016”

25/02/2018 Admin

"Cấp nước an toàn: Kết quả, kinh nghiệm và lộ trình tiếp theo" là những nội dung được nhắc tới trong Hội thảo “Triển khai thực hiện Kế hoạch Cấp nước an toàn giai đoạn 2014 – 2016” do Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức ngày 22/8/2014 tại thành phố Vũng Tàu.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Dự án Dự án DEVIWAS giữa Hiệp hội Nước Đức (GWP) – và Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam. Dự án này được tài trợ bởi Bộ hợp tác kinh tế và phát triển liên bang (BMZ) thông qua Quỹ phát triển kinh tế và đào tạo nghề (Sequa).

Đến dự Hội thảo có ông Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng, ông Trần Quang Hưng – Phó Chủ tịch kiên Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, ông Jürgen Wummel - Tổng giám đốc Công ty cấp nước Sachsen Wasser GmBH (Đức) và là một chuyên gia quốc tế về quản lý rủi ro trong lĩnh vực cấp nước an toàn, ông Nguyễn Đắc Hoàn – Cán bộ quản lý Dự án DEVIWAS, ông Đinh Chí Đức – Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu cùng các lãnh đạo chủ chốt của 28 đơn vị hội viên Hội Cấp thoát nước Việt Nam ở cả 3 niềm Bắc – Trung – Nam.

Toàn cảnh Hội thảo Cấp nước an toàn

Mở đầu Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Cục trưởng, Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng đã có bài phát biểu Tổng quan về Kế hoạch CNAT tại Việt Nam. Theo Cục trưởng việc xây dựng và triển khai thực hiện KHCNAT giúp cho các đơn vị cấp nước chủ động kiểm soát từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đảm bảo nước sạch cung cấp cho người sử dụng đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh.

Ông Nguyễn Hồng Tiến phát biểu tại Hội thảo

Thực tế phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như TP.HCM, TP Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một... đều lấy nước từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Chất lượng nước nguồn cấp cho các nhà máy nước được kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, với mức độ gia tăng phát triển công nghiệp và đô thị hóa như hiện nay, mối đe dọa ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng.

Và để làm cơ sở giải quyết vấn đề trên, Việt Nam đã thiết lập được khung pháp lý về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước sạch như Nghị định 117/2007/NĐ-CP , Quyết định 117/2007/NĐ-CP, Quyết định 2147/QĐ-TTg, và mới đây là Thông tư 08/2012/TT-BXD về hướng dẫn thực hiện bảo đảm CNAT. Theo đó, từ khi Thông tư 08 có hiệu lực thi hành, đã có 25 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh. Từ đó việc chỉ đạo thực hiện KHCNAT đi vào nề nếp hơn, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Tài nguyên nước, Cảnh sát môi trường và cơ quan quản lý cấp nước trên địa bàn. Nhờ có sự chỉ đạo thống nhất, một số địa phương đã thu được những kết quả khả quan: Tỷ lệ thất thoát giảm nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước, môi trường nước, nguồn nước được bảo vệ, chất lượng nước được cải thiện, người dân được hưởng lợi nhiều từ công tác quản lý này.Tuy nhiên hoạt động của các Ban chỉ đạo CNAT còn gặp nhiều khó khăn.

Với sự hỗ trợ, tài trợ của WHO, Cục HTKT với vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện KHCNATgiai đoạn 3 sẽ lập Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình này, trong đó tập trung vào các công việc: tập huấn về KHCNAT và xây dựng chiến lược truyền thông thống nhất cho KHCNAT khu vực đô thị, rà soát, tổng hợp Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Thông tư 08/2012/TT-BXD tại các địa phương trên toàn quốc, xây dựng chiến lược truyền thông thống nhất cho an toàn nước khu vực đô thị, xây dựng Đề cương cho hoạt động thiết lập cơ chế tăng cường hiệu lực của Thông tư 08 và tổ chức Hội thảo hướng dẫn việc thành lập các BCĐ An toàn nước cấp tỉnh, đồng thời tổ chức hội thảo Phổ biến hướng dẫn về Công cụ Đảm bảo Chất lượng (QA Tool) và Kế hoạch đầu tư cho cấp nước an toàn.

Cục trưởng Nguyễn Hồng Tiến cũng khẳng định: Trong thời gian sắp tới, Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng sẽ tổ chức triển khai công tác này, rất mong các địa phương tích cực phối hợp và tham gia để Chương trình CNAT đạt hiệu quả.

Với báo cáo Kết quả thực hiện KHCNAT, giai đoạn 2007 – 2013, ông Trần Quang Hưng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VWSA cho biết: KHCNAT đã trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2007-2009) Hội Cấp thoát nước VN với hỗ trợ của WHO đã tổ chức tập huấn cho 68 công ty cấp nước về KHCNAT, xây dựng được 7 mô hình thí điểm tại Hải Dương, Huế, Vĩnh Long, Hải Phòng, Quảng Trị, Khánh Hòa và Vũng Tàu.

Ông Trần Quang Hưng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch CNAT giai đoạn 2007 - 2013

Sau gần 7 năm thực hiện KHCNAT đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực như: Chất lượng nước máy được cải thiện, độ tin cậy của hệ thống được cũng như uy tín doanh nghiệp được nâng cao, vùng bao phủ dịch vụ càng mở rộng, đặc biệt là giảm được tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch. Tuy vậy trong quá trình triển khai thực hiện KHCNAT cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Liên quan đến Kết quả này, 3 công ty đã thực hiện thành công KHCNAT là Công ty TNHH 1TV Xây dựng và Cấp nước Thưà Thiên Huế, Công ty TNHH 1TV Cấp nước Hải Phòng, Công ty CP Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu đã lần lượt chia sẻ với Hội thảo những kinh nghiệm quý trong suốt quá trình thực hiện.

Nhìn nhận rõ mặt tích cực cũng như những khó khăn cần tháo gỡ, với sự giúp đỡ của WHO,VWSA đã và đang triển khai thực hiện Giai đoạn 3 của KHCNAT, xem đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của lĩnh vực cấp nước, đồng thời đặt ra mục tiêu đến 2016, 50% các công ty cấp nước đô thị thực hiện thành công KHCNAT và bắt đầu triển khai KHCNAT ở khu vực cấp nước nông thôn.

Hội thảo còn được lắng nghe TS. Jürgen Wummel (Đức) chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực cấp nước an toàn trong đó nêu lên một vấn đề quan trọng là đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuận an toàn cho các nhà máy cấp và hoạt động cấp nước. Việc kiểm soát rủi ro trong cấp nước tại Australia được ông Nguyễn Trọng Dương – chuyên gia CNAT – Hội Cấp thoát nước Việt Nam chia sẻ cũng là một kinh nghiệm quý được các đại biểu tham dự Hội thảo quan tâm.

Ông Jürgen Wummel - Tổng giám đốc Công ty cấp nước Sachsen Wasser GmBH (Đức) chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo

loc phen | loc nuoc gieng | loc nuoc phen | may kangaroo | may roxu ly nuoc|binh loc nuoc

Thông báo các báo cáo, tham luận trình bày tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận và xem xét về một chương trình hoạt động cho việc triển khai KHCNAT giai đoạn 2014 – 2016, trong đó chú trọng nhiều hoạt động theo chiều rộng và cả chiều sâu như: tiếp tục nâng cao chất lượng của hoạt động tập huấn, biên soạn, phổ biến tài liệu, truyền thông về CNAT, tổ chức các hội thảo chuyên đề, hợp tác ghép đôi, ghép ba để chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện, tổ chức đánh giá và tiến tới phát chứng chỉ về CNAT tới các đơn vị thực hiện thành công.

Nguồn tin: tapchicapthoatnuoc.vn

Bài viết cùng chuyên mục